Kiểm Định Xác Định Hoạt Tải Sử Dụng Trên Sàn

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

Kiểm Định Hoạt Tải Sàn

Xác Định Hoạt Tải Sử Dụng Trên Sàn

Kiểm Định Xác Định Hoạt Tải Sử Dụng Trên Sàn

GIỚI THIỆU VỀ CHÚNG TÔI – SGCI:

  • Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Kiểm Định Sài Gòn (SGCI) là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực: Kiểm định chất lượng công trình xây dựng (Bao gồm: Kiểm Định An Toàn Chịu Lực Nhà Xưởng, Kiểm Định Chứng Nhận Chất Lượng Nhà Xưởng, Kiểm Định An Toàn Chịu Lực Kết Cấu Nhà Xưởng Khi Tiến Hành Lắp Đặt Pin Năng Lượng Mặt Trời (Solar Panel) Trên Mái, Kiểm định kết cấu công trình khi tiến hành Thay Đổi Công năng sử dụng hoặc cải tạo nâng thêm tầng – tăng diện tích sử dụng cho công trình), Tư vấn thiết kế gia cường kết cấu và Thi công gia cường kết cấu công trình xây dựng, Tư vấn thiết kế, Tư vấn Thẩm tra thiết kế, Tư vấn Giám sát…, cùng với việc thí nghiệm – kiểm định vật liệu và cấu kiện xây dựng.
  • Với đội ngũ kỹ sư trẻ tài năng, nhiệt huyết và phương trâm làm việc “Uy Tín – Chất Lượng – Sáng Tạo”, SGCI cam kết Trách Nhiệm với sản phẩm của mình và luôn luôn đưa ra các giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả cao nhất cho Quý khách hàng.
  • Thông tin liên hệ:
  • Đơn vị kiểm định (Trung tâm kiểm định)

Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Kiểm Định Sài Gòn (SGCI)

KIỂM ĐỊNH XÁC ĐỊNH HOẠT TẢI SỬ DỤNG TRÊN SÀN:

  • Hoạt tải sử dụng là gì? Là giá trị tải trọng được phép sử dụng tối đa trên sàn công trình mà kết cấu đỡ đáp ứng các điều kiện về chịu lực (cường độ – theo TTGH I) và các điều kiện về sử dụng (biến dạng – theo TTGH II).
  • Khi sử dụng tải trọng quá tải thì kết cấu dầm sàn có các biểu hiện gì?
  • Đối với kết cấu bê tông cốt thép: Biểu hiện của việc sử dụng quá tải trên sàn là việc xuất hiện các vết nứt ở vùng có ứng suất kéo lớn trên bề mặt dầm sàn.
    • Một số hình ảnh về đặc điểm các vết nứt hình thành trong dầm – sàn bê tông cốt thép do kết cấu bị quá tải:

  • Đối với kết cấu thép: Biểu hiện của việc sử dụng quá tải thường thấy là gì?
    • Các cấu kiện dầm có độ võng lớn, có thể cảm nhận được bằng mắt thường

    • Hư hỏng do mất ổn định cục bộ tại vị trí có lực tập trung lớn

    • Hư hỏng các bộ phận của liên kết như: phân rã đinh tán, nứt – hư hỏng đường hàn, bu lông liên kết bị nứt – hư hỏng, bản mã liên kết bị nứt

  • Để tránh các sự cố bất thường xảy ra cho công trình, Chủ đầu tư cần có thông tin chính xác về tải trọng tiêu chuẩn tối đa được phép sử dụng trên sàn. Từ đó bố trí khai thác sử dụng công trình được hiệu quả và an toàn.

SGCI sử dụng các phương pháp nào để xác định tải trọng tiêu chuẩn tối đa được phép sử dụng trên sàn công trình?

  • Phương pháp 1: Xác định tải trọng tiêu chuẩn tối đa được phép sử dụng trên sàn dựa trên các quy định về Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành.
    • Trình tự thực hiện của phương pháp 1 được tóm tắt như sau:
      • Bước 1: Khảo sát hiện trạng công trình, ghi nhận các thông tin đặc điểm kết cấu chịu lực. Ghi nhận các hư hỏng về kiến trúc, kết cấu (nếu có).
      • Bước 2: Lập hồ sơ bản vẽ hiện trạng kiến trúc, kết cấu công trình. Công tác khảo sát thực hiện ở bước 1 phải đảm bảo lấy đủ đặc trưng cấu tạo các cấu kiện chịu lực điển hình.
      • Bước 3: Thiết lập mô hình tính toán để xác định hoạt tải tiêu chuẩn tối đa được phép sử dụng trên sàn công trình theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế hiện hành quy định đáp ứng điều kiện bền ( điều kiện về ứng suất – Trạng thái giới hạn I) và đáp ứng điều kiện sử dụng ( điều kiện về độ võng – Trạng thái giới hạn II).
    • PHẠM VI ÁP DỤNG:
      • Áp dụng cho tất cả các công trình xây dựng dân dụng và công trình xây dựng công nghiệp.
    • MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN:
      • Đánh giá và xác định cho cả công trình hoặc một tầng của công trình.
      • Chi phí thực hiện: 1.000 VNĐ/m2 sàn ÷ 20.000VNĐ/m2 sàn.
  • Phương pháp 2: Xác định tải trọng tiêu chuẩn tối đa được phép sử dụng trên sàn bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh theo Tiêu chuẩn TCVN 9344 : 2012 – Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh.
    • PHẠM VI ÁP DỤNG:
      • Chỉ áp dụng cho kết cấu bê tông cốt thép.
      • Chỉ đánh giá độ bền chịu uốn của cấu kiện dầm – ô sàn được thử tải.
    • MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN:
      • Chi phí thực hiện lớn mà chỉ đánh giá cho cấu kiện được thí nghiệm.
      • Chi phí thực hiện: Tối thiểu 20.000.000 VNĐ cho một lần thử tải
    • Một số hình ảnh trong quá trình thử tải công trình:

TimePhoto_20210519_170108

Hình ảnh hệ thống giàn giáo chống và bố trí đồng hồ đo chuyển vị

C:\Users\DELL\AppData\Local\Temp\SNAGHTML238d391.PNG

Biểu đồ chuyển vị dầm sàn thí nghiệm

Hình ảnh chất tải nước: Tải trọng thử 950kG/m2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *