THẨM TRA THIẾT KẾ VÀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH:

Vai trò của thẩm tra thiết kế đối với quản lý dự án

– Thẩm tra thiết kế là một công đoạn quan trọng trong tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được nhà nước quy định rất cụ thể trong các Thông tư, Nghị định, Luật liên quan đến quy trình quản lý chất lượng xây dựng tại Việt Nam.

– Qua những kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tư vấn thẩm tra thiết kế tại Việt Nam, chúng tôi xác định công tác thẩm tra được thực hiện tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc quản lý và điều hành dự án. Đó là :

  • Đảm bảo chất lượng của đồ án thiết kế, khắc phục các sai sót có thể có của tư vấn thiết kế
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư
  • Làm tăng mức độ tin cậy của đồ án thiết kế

 

Các công tác thẩm tra thiết kế

Theo quy định của nghị đinh 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015, việc thẩm tra thiết kế cần phải làm những việc sau đây:

  • Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở
  • Kiểm tra sự phù hợp của các giải pháp kết cấu công trình
  • Kiểm tra sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng
  • Đánh giá mức độ an toàn của công trình
  • Kiểm tra sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ
  • Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy

 

Cơ sở thẩm tra thiết kế

– Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của QH khoá XIII, kỳ họp thứ 7

– Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất lượng công trình xây dựng

– Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây Dựng về việc qui định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất lượng công trình xây dựng

– Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 của Bộ Xây Dựng về việc Qui định thẩm tra, thẩm duyệt và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

– Theo quy định tại Luật xây dựng số 50/2014/QH13 (Điều 82):

“1. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước;

b) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước.

2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Phần thiết kế công nghệ và nội dung khác (nếu có) do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định;

b) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.

3. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn khác được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng. Phần thiết kế công nghệ (nếu có), dự toán xây dựng do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định;

b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đối với các công trình xây dựng còn lại;

c) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng.

4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề đã được đăng ký trên trang thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng để thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (xem hình dưới). Chi phí thẩm tra, phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật khi thẩm định thiết kế xây dựng.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng do mình thực hiện.”

C:\Users\PC\AppData\Local\Temp\SNAGHTML66d1d0f2.PNG

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư đã thực hiện qua nhiều dự án và được công bố công khai thông tin trên trang điện tử của Bộ Xây Dựng. Chúng Tôi tin tường sẽ giúp chủ đầu tư khắc phục được những vấn đề chưa phù hợp của hồ sơ thiết kế, góp phần đảm bảo chất lượng dự án, tiết kiệm phần dư thừa trong quá trình thiết kế thông qua dịch vụ thẩm tra thiết kế và dự toán do chúng tôi cung cấp.