Mục đích:

– Xác định hiện trạng ban đầu của các công trình lân cận.

– Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của công trình đang thi công đến các công trình xung quanh.

– Cơ sở để lập phương án khắc phục, đền bù khi có xung đột, tranh chấp giữa các bên liên quan.

Trình tự thực hiện kiểm định hiện trạng công trình lân cận:

– Tổ chức kiểm định lập đề cương kiểm định trình tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm địnhxem xét chấp thuận;

– Tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định theo đúng đề cương được chấp thuận;

– Tổ chức kiểm định lập báo cáo đánh giá, kết luận theo nội dung yêu cầu kiểm định của hợp đồng và gửi cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định.

Nội dung thực hiện kiểm định hiện trạng công trình lân cận cơ bản như sau:

– Đo vẽ kích thước hình học (mặt bằng) của căn hộ lân cận.

– Khảo sát đặc điểm kết cấu chịu lực chính của các căn hộ lân cận.

– Kiểm tra, xác định các vị trí nứt tường, nứt bê tông của các căn hộ lân cận: chiều dài, chiều rộng, hướng nứt.

– Xác định các vị trí thấm dột, lún sụt nền.

– Quan sát ghi nhận tình trạng đóng mở cửa đi và cửa sổ.

– Chụp hình ghi nhận toàn bộ những hư hỏng, khuyết tật của căn nhà lân cận.

– Đo lún xác định tọa độ mốc, đo xác định độ nghiêng ban đầu các căn hộ lân cận.